ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

BAN QUẢN LÝ KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM

LĂNG ÔNG THOẠI NGỌC HẦU

Visits: 229

Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm bên chân núi mặt nhìn ra con đường, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với 9 bậc thang xây bằng đá ong. Một loại đá phải vận chuyển bằng ghe chèo từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kinh Vĩnh Tế về núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá còn mang địa danh Nhà Neo, chỗ chất đá để xây dựng dần gọi là Bến Vựa.

Lăng xây bằng hồ ô dước (thời đó chưa có xi-măng). Bao bọc quanh khu mộ là bức tường dầy cả mét, cao hơn đầu người, đã nhuốm rêu phong. Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối.

Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ được xây trên nền cao. Trong đền thờ, nơi chánh điện đặt bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân, có áo mão cân đai của ông được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng.

Mặc tiền lăng là khoảng sân rộng nổi bật cái long đình trong có bản sao bia Thoại Sơn. Trước long đình là khẩu súng thần công, bảng xếp hạng di tích và hai con nai bằng xi măng, tôn thêm vẻ đẹp cho lăng.

Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời kỳ loạn lạc theo gia đình vào Nam cư trú tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, nay là tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long và một phần Kiên Giang). Ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:

– Đắp lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826 – 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thành phố Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên ông: Nguyễn Văn Thoại. Đoạn nối liền từ ngã tư đến Đầu Bờ núi Sam được đặt lại tên cũ ngày xưa là Tân Lộ Kiều Lương.

– Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818 với khoảng một ngàn năm trăm nhân công (Thoại là tên của ông được triều đình lấy đặt cho tên núi, tên sông).

– Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên, nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 cây số, huy động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819 đến 1824. Tên phu nhân Thoại Ngọc Hầu được triều đình đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế (bà tên thật là Châu Thị Tế nhưng thuộc dòng Châu Vĩnh, cha là Châu Vĩnh Huy).

Bên phải mộ ông là mộ bà vợ chính Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, mất năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngôi mộ khiêm nhường hơn là của bà vợ thứ Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký. Ở bức tường phía trước mộ đặt bia đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi. Qua vị trí các ngôi mộ và năm mất của ông và hai bà vợ, ta có thể biết chắc rằng khu lăng mộ này được xây dựng theo ý ông, bởi ông mất sau hai bà.

Trong nội lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều hình thức khác nhau: voi phục, trái đào, cái nón… Đây là những ngôi mộ của các cận thần, thân tộc và những người có công đã chết trong cuộc đào kinh Vĩnh Tế gọi là Nghĩa trủng (đến nay còn lưu truyền bài tế Nghĩa trủng văn đọc rất lâm li, bi tráng). Tương truyền hai ngôi mộ có hình trái đào và cái nón là của cặp đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi còn sống.

*Nhà trưng bày cổ vật Thoại Ngọc Hầu

Năm 2009, trong một lần tu bổ khu vực lăng mộ vô tình phát hiện được một số cổ vật được tùy táng bên cạnh mộ của ông và bà Châu Thị Tế. Sau đó, Ban Quản Trị Lăng Miếu Núi Sam đã cho xây dựng Nhà trưng bày cổ vật Thoại Ngọc Hầu bên cạnh khu lăng mộ để trưng bày các hiện vật quý hiếm này cho khách tham quan.

Bộ sưu tập gồm có 523 hiện vật rất phong phú và đa dạng gồm nhiều chất liệu như: vàng, bạc, đồng, gốm sứ, thủy tinh, gỗ…từ thế kỷ 18, 19 thuộc nhiều nước như: VN, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia cho tới Châu Âu.

Những cổ vật này được sử dụng trong những dịp lễ triều như: chiếc mão bằng vàng, lệnh bài… và những vật sử dụng hằng ngày như: hộp đựng nữ trang, ô trầu, kính đeo mắt, bình, nồi, mâm, ấm, chân đèn, chén, tô, hộp… Nhiều hiện vật được xác định là của vua Gia Long – Minh Mạng ban tặng cho cả hai ông bà có giá trị cao về lịch sử văn hóa, thẩm mỹ, khắc họa rõ nét sinh hoạt của tầng lớp quan lại thời kỳ đầu triều Nguyễn tại vùng đất cực Nam Tổ quốc.

THOẠI NGỌC HẦU’S MAUSOLEUM

A stately and majestic structure seated on a high-level, nine-step laterite platform by the mountain foot, Thoại Ngọc Hầu’s Mausoleum faces the road and turns its back at the cliff. To construct this tomb, the labourers had to transport laterites by junks from Biên Hòa, crossing many rivers and canals, before turning to Vĩnh Tế Canal to finally arrive at Sam Mountain. The place to which the junks were anchored while the soil was loaded is now called Nhà Neo, and the spot where the soil was piled up for construction is now called Bến Vựa.

The structure is bonded by ô dước glue (cement was not yet found at the time). Surrounding the tomb is a one-meter- thick wall, which exceeds a man’s height and has been moss- grown. The front façade features two gates designed in the styles of ancient mausoleum and two panels engraved with Chinese parallel lines.

The staircase leading to the temple on a high platform is positioned at the back. The ancestral tables of Thoại Ngọc Hầu and his two wives, together with a remade edition of his costumes and bronze urns, are placed in the main hall.

In the large, front yard sits a palanquin that houses a copy of the Thoại Sơn Stele. Other ornamental objects include one cannon, two deer sculpted out of concrete, and the monument- ranking certification.

Inside the mausoleum, Thoại Ngọc Hầu’s tomb is placed in the center. Originally named Nguyễn Văn Thoại, he was born in 1761 in Diên Phước Commune, Quảng Nam Province. His family moved to the South to avoid the chaos in their homeland at the time being. They were resettled on Dài Isle, on Cổ Chiên River, which belongs to Vĩnh Long Province today. Under the Nguyễn Dynasty, he was assigned to guard the land of Vĩnh Thanh (composed of Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long, and a part of Kiên Giang). He made a great contribution in groundbreaking, village construction, canal ditching, road building and protecting the land. His greatest projects are:

The construction of the five-kilometer-long road connecting Sam Mountain and Châu Đốc between 1826 and 1827. Approximately 4500 labourers took part in the project. A section of the road that belongs to Châu Đốc Town is named after him: Nguyễn Văn Thoại.

The formation of Thoại Hà Canal, which ran more than 30 thousand meters across Sập Mountain (Thoại Sơn), in 1818. Approximately 1500 labourers took part in the project. His name Thoại was chosen by the royal court to name the canal and the mountain as well.

The formation of Vinh Tế Canal along the west-south border. This 90-kilometer-long canal connects Châu Đốc and Hà Tiên, links Châu Đốc River to the gulf of Thailand. It took 80 thousand labourers to work from 1819 to 1824 to finish the canal. This canal was named after Thoại Ngọc Hầu’s wife (her maiden name was Châu Thị Tế, and her father’s name was Châu Vĩnh Huy).

Lady Châu Thị Tế’s tomb is positioned on the right side of her husband’s (she died in 1826). His second wife Trương Thị Miệt’s tomb is positioned on the left (she died in 1821). Thoại Ngọc Hầu passed away in 1829 at the age of 68.

There are other 14 tombs inside the mausoleum, and about 50 tombs outside. Sculpted in various shapes (elephant, peach- fruit, the hat…), these anonymous tombs house the remains of Thoại Ngọc Hầu’s assistants, kin members and other contributors who died in the course of the Vĩnh Tế project. It is said that the peach-shaped and hat-shaped tombs house the remains of the two singers that had always performed for him.

BỘ SƯU TẬP ẢNH VỀ LĂNG ÔNG THOẠI NGỌC HẦU

Nguồn: Địa chí An Giang

Tin bài: Minh Trang

CÁC TIN LIÊN QUAN
No posts found.