ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

BAN QUẢN LÝ KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM

CHÙA TÂY AN

Visits: 103

CHÙA TÂY AN

Từ Châu Đốc đi vào núi Sam đến ngã ba Đầu Bờ ta thấy một ngôi chùa sừng sững hiện ra bên chân núi, đó là Tây An tự.

Ngôi chùa nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiểu kiến trúc Ấn Hồi, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa, đẹp mắt, nổi bật trên vách núi xanh thẳm. Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Chùa tọa lạc trên thềm cao thoáng rộng. Đi qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm ta gặp ngay tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính. Trước sân chùa có hai con voi bằng xi-măng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà, con đen hai ngà.

Đông lang ở phía phải là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng Vương bồ tát theo kinh Địa Tạng. Tây lang là nhà khói rộng rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan Âm.

Bước lên bậc thêm cao vào chùa, các tượng Phật, Bồ tát, thánh tiên… được sơn thếp mỹ thuật, mỗi người mỗi vẻ, thờ kính trang nghiêm. Không khí yên tĩnh, khói hương nghi ngút.

Ở chánh điện thờ Phật theo dòng thiền Lâm Tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn có các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí … và các vị Bồ tát. Hai bên và phía trước là các vị La hán, Bát bộ kim cang, Tam hoàng ngũ đế …

Phía sau thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An, tượng tạc bằng gỗ uy nghiêm, hiền triết. Đặc biệt, tượng Hòa thượng Thích Bửu Thọ, người có công lớn trong việc trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm gậy, ngồi bên bàn viết, cốt cách siêu phàm. Riêng Pháp Tạng thiền sư, người khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn xưng là Phật Thầy Tây An, không để lại hình ảnh. Ông tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807), quê quán làng Tòng Sơn, Sa Đéc; xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh, nay là tỉnh Đồng Tháp. Là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất mãn triều đình phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quân lính nghi là gian đạo sĩ. Ông đến chùa Tây An trong thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì (đời thứ nhất) và được ngài Hải Tịnh thu nhận. Mặc dù mất sớm, nhưng đức Phật thầy Tây An đã làm được rất nhiều việc như chu du vùng Bảy Núi thành lập nhiều trại ruộng để khẩn hoang sản xuất và trở thành căn cứ chống quân Pháp xâm lược sau nầy.

Phật thầy Tây An viên tịch ngày 12 tháng 8 năm 1856, thọ 50 tuổi. Ông đến chùa Tây An sau ngài Hải Tịnh (1788 – 1875) và viên tịch trước nhưng đã có công hoằng hóa rất lớn. Ông đã dặn dò đệ tử là sau khi mất chôn xác không được đắp nấm. Nhưng để gìn giữ ngôi mộ và giúp người đời sau dễ dàng chiêm bái, các đệ tử đã xây vòng rào và lập một miếu thờ khang trang. Ngôi mộ nằm phía sau chùa, chếch lên triền núi, dưới tàn cây râm mát.

Bên hông chùa là dãy bảo tháp của các vị sư trụ trì được xây dựng tôn nghiêm cổ kính. Các vị trụ trì đời sau cũng noi theo truyền thống yêu nước của Phật thầy Tây An nuôi chứa, giúp đỡ nhiều cán bộ Cách mạng.

Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia.

 Nguồn: Địa chí An Giang

TÂY AN PAGODA

If one follows the road from Châu Đốc to Sam Mountain until they meet Đầu Bờ Junction, they will find an imposing pagoda by the mountain foot. It is Tây An Pagoda.

The palatial structure features three towers with onion- shaped, Islam-styled bulbous pinnacles. Its rich, harmonious palette stands out on the background of the green flank. The middle tower is the main hall and the Buddha-worshipping area. The left and right towers house the bell and drum. The entire precint is positioned on an open-air, high platform. Other structures inside this precint are a statue of a mother carrying a child in her arms, and two real-sized, concrete elephants.

Located on the left side of the pagoda is a shrine for Ksitigarbha. On the right side, the spacious kitchen is positioned on a high ground, with two statues of Avalokitesvara in front.

All the statues of Buddha, Bodhisatva and deities are artistically sculpted and coated, each presenting a different appearance.

In the main hall, beside the great statue of Shakyamuni Buddha in the center, there are also the statues of Amitabha Buddha, Avalokitesvara, Mahasthamaprapta and other Bodhisattvas. The Arhats and other deities are worshiped on the two sides and in the front area.

In the back area, the stately, contemplative statues of the late heading monks are worshipped. One example was the statue of Thích Bửu Thọ, a senior monk who greatly contributed to the renovation of the pagoda. This statue appears as lively as a real human sitting at the desk with a cane in one hand. Remarkably, there is no worshipped image of the Buddha Master of Western Peace, who was also the founder of the Buddhist Sect Bửu Sơn Kỳ Hương. This illustrious monk, whose real name was Đoàn Minh Huyên, was born in 1807. His birthplace was Tòng Son Village, Sa Đéc Province, which was once under Vĩnh Thanh Town and is now under Đồng Tháp Province. He was a patriotic intellectual with a great dissatisfaction with the royal court and deep compassion for the folks. He came to Tây An Pagoda and was accepted as a disciple by Master Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác, who was the heading monk at the time. Though he died early, the Buddha Master of Western Peace made a lot of accomplishments. He contributed to the groundbreaking and farming in Bảy Núi, which would sequentially become a military base against the French army..

The Buddha Master passed away on August 12, 1856 at the age of 50. Though he came to Tây An Pagoda after Master Hai Tinh (1788 1875), and died earlier than him, his contributions to the pagoda were not less than Hải Tịnh’s. Though he told his disciples not to build a tomb for him, they set up a shrine for him to preserve his burial site, so that the later generations could pay tribute to him. His tomb is positioned behind the pagoda, on a mountain flank, hidden by the shady foliages.

On two sides of the pagoda stand a range of stately ancient towers, each of which represent a late heading monk. The heading monks of the later generations follow the patriotic spirit of the Buddha Master, assisting many revolutionary cadres who fought against the colonists.

Tây An Pagoda owed its construction to the management of An Hà Doãn Uẩn, the governor of An Hà Land (An Giang and Hà Tiên), in 1847. After several renovations, the building has become a unique architectural work of Sam Mountain, and a national monument certified by the Ministry of Culture and Information.

BỘ SƯU TẬP HÌNH ẢNH VỀ CHÙA TÂY AN

Tin bài: Minh Trang

CÁC TIN LIÊN QUAN
No posts found.